Thông báo:

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ VAY TẠI QUỸ

Ngày đăng: 11/05/2022, số lượt xem: 130

     Nói đến nghiệp vụ thu hồi nợ ở các tổ chức tín dụng nói chung, Quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là một nghiệp vụ cực kỳ quan trọng và gặp rất nhiều khó khăn.

     Trên thực tế ở Ngân hàng công tác thu hồi nợ luôn có một hệ thống pháp chế để xử lý rủi do nhưng riêng ở Quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và các Quỹ đầu tư ở các tỉnh nói chung chưa có hệ thống Pháp chế hay hệ thống văn bản pháp lý để xử lý rủi do trong công tác thu hồi nợ cho vay, đầu tư.

     Những khó khăn vướng mắc nổi bật trong công tác thu hồi nợ

     - Những khoản nợ cần phải thu hồi thường bao gồm nợ gốc phát sinh từ nghĩa vụ cho vay và số tiền lãi phát sinh tương ứng. Khi thu hồi những khoản này Quỹ gặp rất nhiều khó khăn bởi luôn đặt mục tiêu là vừa đồng hành hỗ trợ khách hàng vừa thu hồi được nợ vừa giữ được mối quan hệ hợp tác, tôn trọng giữa các bên.

    - Khó khăn do thái độ hợp tác không nhiệt tình. Thái độ không muốn gặp chủ nợ là trường hợp thường thấy trong tấm lú của các khách hàng nợ.

     - Khách hàng nợ có thiện trí trả nợ nhưng khó khăn về tài chính: Đây là khó khăn thường gặp nhất khi Quỹ chưa thể thu hồi nợ và có thể thông cảm được, nhưng lại có thể ảnh hưởng đến Quỹ khi chưa thể thu hồi nợ ngay và thời gian phải kép dài khá lâu.

     - Việc thu hồi nợ không khéo léo dẫn đến lựa chọn cuối cùng của Quỹ là phải khởi kiện ra toà yêu cầu bên nợ trả nợ. Theo nguyên tắc giải quyết dân sự theo pháp luật của Việt Nam thì luôn khuyến khích và tôn trọng sự thoả thuận của các bên. Quá trình khởi kiện chắc chắn sẽ khiến Quỹ tốn nhiều thời gian, chi phí, ngoài ra còn ảnh hướng đến mối quan hệ giữa các đối tác cũng như danh dự, uy tín các bên trên thị trường. Đối với Quỹ chưa có bộ phnaj pháp chế riêng thì quá trình khởi kiện cũng sẽ gặp không ít khó khăn từ việc chuẩn bị chứng cứ, tài liệu đến việc soạn các đơn từ và tham gia tố tụng. - Việc thu hồi nợ đối với những khách hàng không có tài sản đảm bảo là động sản, bất động sản dẫn đến công tác thu hồi nợ đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.

     - Việc thu hồi nợ đối với khách hàng có tài sản thế chấp là Quyền đòi nợ là vấn đề cực kỳ nan giải. Vì không thể đấu giá phát mại tài sản để có thể thu hồi được nợ.

     Vì thế trường hợp bên nợ không có tiền, tài sản, không có khả năng thanh toán thì dù Quỹ dùng biện pháp nào cũng không thể thu hồi được nợ ngay.

     Thu hồi nợ vẫn luôn là vấn đề nhạy cảm và khó thực hiện trên thực tế, đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng nói chung và Quỹ đầu tư nói riêng, bởi lẽ việc thu hồi nợ luôn phải hường đến việc giữ danh dự, uy tín và các mối quan hệ hợp tác, với các khách hàng, đối tác. Việc thu hồi nợ không khéo sẽ vô tình khiến hình ảnh của Quỹ bị xấu đi.

      Quỹ đầu tư phát triển và BLTD tỉnh Vĩnh Phúc đã áp dụng đa dạng, đồng bộ những biện pháp thu hồi nợ. Đối với mỗi khách hàng nợ khác nhau, Quỹ đầu tư phát triển và BLTD tỉnh Vĩnh Phúc có thể lựa chọn biện pháp khác nhau như; gọi điện nhắc nhở, gửi công văn, đòi nợ trực tiếp….Mục tiêu cuối cùng của Quỹ đầu tư phát triển và BLTD là thu hồi được nợ mà không gây ảnh hưởng đến khách hàng danh dự, hoạt động sản xuất kinh doanh, đến mối quan hệ hợp tác. Cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn thách thức để cùng nhau phát triển.

     Một số giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác thu hồi nợ:

     Nâng cao hiệu quả xử lý, thu hồi nợ xấu nhưng luôn tuân thủ nguyên tắc không gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội; ưu tiên áp dụng các giải pháp thu nợ thông qua thuyết phục, động viên khách hàng hợp tác trả nợ/tự nguyện bàn giao tài sản bảo đảm để Quỹ chủ động xử lý; đối với các khách hàng không hợp tác, phân tách tài sản thành các lớp để xử lý, hạn chế tối đa các tác động bất ổn cho trật tự xã hội trong triển khai hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm.

     Tăng cường giám sát và kiến nghị với cơ quan chức năng, tổ chức tín dụng có liên quan tăng cường phối hợp cùng Quỹ quản lý nguồn tiền của khách hàng và phải được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, kiểm tra tình hình hoạt đồng kinh doanh, trong quá trình xử lý TSBĐ, thu hồi nợ.

                                                                                        Tác giả: Bùi Thị Bích Hạnh