Thông báo:

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH PHÚC II ĐƠN VỊ DẪN ĐẦU TRONG TOÀN TỈNH VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TÍN DỤNG

Ngày đăng: 09/10/2020, số lượt xem: 162

     Từ năm 2019 Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thực hiện bảo lãnh tín dụng trở lại sau một thời gian gián đoạn do cơ chế chính sách và tình hình thực tế hoạt động có nhiều khó khăn vướng mắc. Sau hơn một năm khởi động lại, bằng nhiều giải pháp cũng như sự đồng bộ trên cơ sở bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, Nghị quyết của Hội đồng quản lý và tình hình thực tế bảo lãnh tín dụng, tập trung tháo gỡ khó khăn, khởi động hoạt động bảo lãnh; thu hồi nợ vay bắt buộc; tăng cường trao đổi nghiệp vụ; tập trung khắc phục những hạn chế, tiếp cận khách hàng là doanh nghiệp thuộc đối tượng phục vụ của Quỹ; tăng cường và mở rộng hoạt động tuyên truyền; hoạt động phối hợp với các cơ quan có liên quan nhằm đẩy mạnh việc thực hiện hoạt động bảo lãnh tín dụng của Quỹ. Hoạt động bảo lãnh tín dụng đã có nhiều khởi sắc. Số lượt doanh nghiệp biết đến Quỹ là trên 100 doanh nghiệp, số khách hàng Quỹ trực tiếp tiếp xúc và tư vấn về hoạt động bảo lãnh tín dụng là trên 50 khách hàng và khách hàng gửi hồ sơ bảo lãnh tín dụng trên 30 khách hàng. Số dư bảo lãnh tín dụng đến hết tháng 9/2020 là: 28 tỷ đồng.

     Hoạt động bảo lãnh tín dụng của Quỹ đã mở rộng ra được đối với 05 ngân hàng cấp I và 02 chi nhánh cấp II (Ở các huyện, thị trên địa bàn tỉnh). Tuy nhiên mới chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc II đến thời điểm hiện nay là ngân hàng đi đầu trong toàn tỉnh về hoạt động bảo lãnh tín dụng, cụ thể:

     1. Là đơn vị đi đầu trong việc ký kết thỏa thuận khung với Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng theo quy định tại thông tư 45/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 của Ngân hàng nhà nước trong điều kiện Quỹ thực hiện Nghị định 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ theo hướng tôn trọng quy trình, thủ tục đang hiện hành, những nội dung chưa phù hợp được điều chỉnh thực hiện theo Nghị định 34 (chưa sửa đổi bổ sung theo Nghị định). Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Vĩnh Phúc II đã phối hợp, tạo điều kiện thực hiện giúp Quỹ khởi động lại Hợp đồng Bảo lãnh sau hơn 8 năm không mở rộng, đã tạo đà cho Quỹ từng bước hoạt động khởi sắc. Từ khi hợp tác với một tổ chức tín dụng (Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Vĩnh Phúc II) nay đã phát triển thêm 05 tổ chức tín dụng.

     2. Là đơn vị đi đầu trong việc tuyên truyền, phát triển bảo lãnh tín dụng cả Hội sở và Chi nhánh trực thuộc. Những khách hàng bảo lãnh tín dụng không đáp ứng với đủ điều kiện của ngân hàng, nay đã được Quỹ tạo điều kiện hướng dẫn, tư vấn giúp đỡ Doanh nghiệp vay vốn ở tổ chức tín dụng khác không yêu cầu như Ngân hàng nông nghiệp.

     3. Là đơn vị có số Doanh nghiệp vay vốn BLTD nhiều nhất trong 5 tổ chức tín dụng; có số dư nợ (cho vay qua Bảo lãnh) cao nhất. Từ năm 2019 đến nay với 15 lượt. Doanh nghiệp được cấp Bảo lãnh với nguồn vốn chiếm 80% trên tổng số doanh số bảo lãnh tín dụng của Quỹ.

     4. Là đơn vị đi đầu trong việc phối hợp với Quỹ trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vay vốn thông qua Bảo lãnh do ảnh hưởng dịch Covid 19. Trong năm 2020 đã phối hợp chặt chẽ với Qũy, rà soát doanh nghiệp vay vốn bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch để cơ cấu lại nợ, xem xét, giãn hạn nợ, kết quả các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh để phát triển.

     5. Là đơn vị có nhiều doanh nghiệp được bảo lãnh sử dụng vốn đúng kế hoạch và hoàn trả vốn đúng kỳ hạn, góp phần đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn khi thiếu vốn. 

     Kết quả: 03 doanh nghiệp đã thành công khi vay vốn thông qua Bảo lãnh và đã trả hết nợ. Các doanh nghiệp đang hoạt động thuận lợi thực hiện nghĩa vụ đúng cam kết.

     Tuy nhiên việc bảo lãnh tín dụng đối với các Ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc cấn khắc phục như:

     Ngân hàng nhà nước đã có thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ, nhưng hệ thống các tổ chức tín dụng đa số không có văn bản triển khai bảo lãnh tín dụng với Quỹ nên Ngân hàng khó thực hiện bảo lãnh.

     Một số Ngân hàng yêu cầu được quyền phong tỏa tài khoản, chủ động trích tài khoản tiền gửi của Quỹ, yêu cầu khách hàng có bảo lãnh tín dụng phải có báo cáo tài đã được đơn vị có chức năng kiểm toán, có tài sản thế chấp hoặc đồng thế chấp tại Ngân hàng, Chỉ số ROE lớn hơn 5%, việc tìm kiếm khách hàng có tài sản đảm bảo thế chấp tại Quỹ khó, thực hiện bảo lãnh tín dụng bằng hình thức Hợp đồng bảo lãnh tín dụng ba bên rất khó khăn vì mục tiêu quy trình cho vay của Ngân hàng phải được đảm bảo thì Ngân hàng mới thực hiện bảo lãnh, trong khi đó nếu đảm bảo của ngân hàng thì đối chiếu với quy định của Quỹ hoặc năng lực của khách hàng có điểm khó thực hiện được.

     Để việc thực hiện bảo lãnh tín dụng tiếp tục phát triển hơn nữa các đơn vị liên quan cùng nhau phối hợp đưa ra những giải pháp như: Tạo hành lang pháp lý đồng bộ giữa Ngân hàng và Quỹ, cải tiến quy trình, thủ tục, hồ sơ bảo lãnh, giải ngân tinh gọn, cải cách thêm trong hồ sơ giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn được kịp thời, thời gian xử lý hồ sơ, cấp bảo lãnh, đến khi doanh nghiệp sử dụng được vốn cần rút ngắn hơn nữa, phối hợp giữa quỹ với các tổ chức tín dụng, các cơ quan đơn vị có liên quan trong việc tuyên truyền, giới thiệu doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn hợp tác vay vốn có bảo lãnh. Để phát triển mạn hơn nữa Quỹ và 05 Ngân hàng tiếp tục phối hợp chặt chẽ để đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn thông qua bảo lãnh tín dụng.

                                                                                   Tác giả: KimThu – Trưởng phòng BLTD